CẢM NHẬN BÀI THƠ THƯƠNG VỢ CỦA TẾ XƯƠNG
BÀI LÀM
💖Tế Xương là nhà thơ xuất sắc trong lĩnh vực thơ trào phúng xuất trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm thơ của ông đa phần lấy tiếng cười làm vũ khí sắc nhọn để chế giễu và đả kích sâu sắc bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội nửa thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình đời sâu nặng. Nét đặc biệt nhất là ông còn viết những vần thơ trào lộng chính mình. Tiêu biểu là bài thơ “Thương vợ”, Trần Tế Xương không chỉ thể hiện tình thương sâu nặng với vợ thông qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian lao của bà Tế mà còn châm biếm chính mình vì làm thân nam nhi nhưng lại làm gánh nặng cho vợ con
Có lẽ vì thế mà hình tượng người vợ trở thành đề tài quen thuộc trong các tác phẩm thơ của Tế Xương. Những bài thơ ấy thường mang nhiều âm điệu: có khi là lời thủ thỉ tâm tình, có khi là lời bông đùa hóm hỉnh, hoặc cũng có lúc là nỗi niềm chua chát, xót xa nhưng bao trùm tất cả các tác phẩm vẫn là thái độ trân trọng cảm thông, sự hàm ơn chân thành từ phía một người chồng trước sự hi sinh của một người vợ.
Mở đầu bài thơ với hai câu đề, Tế Xương đã có sự giới thiệu đặc sắc về hoàn cảnh gia đình và sự vất vả của vợ.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Hình ảnh bà Tế trong tác phẩm này hiện lên không phải từ dáng vóc, hình hài mà từ không gian và thời gian của công việc. “Quanh năm” gợi ra cái dằng dặc của thời gian sống cũng gợi ra cái đều đặn của hành động, mang theo được cả những nỗi gian truân, vất vả mà bà Tế phải gánh vác “buôn bán ở mom sông” . “Buôn bán ở mom sông” gợi ra cái không gian nhỏ hẹp nhưng đầy bát nháo, xô bồ của những người buôn, kẻ bán. Trong cái không gian xô bồ, chật hẹp ấy, hình ảnh bà Tế hiện lên thật khiến cho người đọc phải xót xa.
Sự vất vả, cực nhọc đã được thể hiện một cách rõ ràng. Một mình người vợ mà phải “cõng” tới năm người con và một người chồng. Chữ “mom” ở đây có giá trị rất đặc biệt. “Mom” là một mô hay phần đất nhô ra bên bờ sông, nó nhỏ bé và gợi lên chút gì đó chênh vênh, không chắc chắn. Đối lập với đó là năm người con và người chồng. Một sự đối sánh có tính chất không cân đối đã nói lên muôn vàn vất vả lo âu của người vợ cho gia đình của mình. Làm sao có thể kiếm sống cho một gia đình với những đứa con nhỏ. Trong câu thơ, Tế Xương tự tách mình riêng ra một vế so với năm đứa con, cho thấy ông tự nhận thức được gánh nặng của thân đối với vợ, gánh nặng ấy còn hơn cả năm đứa con. Để rồi từ đó, nhà thơ đã thể hiện tình thương yêu đối với vợ bằng cách miêu tả qua 2 thực:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Hình ảnh người vợ đã được ông ví như con cò lặn lội kiếm ăn, nhỏ bé, cô đơn. “Thân cò” là một sự so sánh vô cùng hợp lí và thú vị dành cho người vợ. Động từ “lặn lội” đã phác họa rõ nét hơn tình cảnh của người vợ, người mẹ. Cùng với đó, cách nói đảo ngữ, thay con cò bằng “thân cò” cũng góp phần nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tế. Có lẽ đọc đến đây ta cũng xót thương cho bà Tế cũng như là những người phụ nữ thời xưa. Hình ảnh người vợ Tế Xương cũng là sự khái quát cho những người phụ nữ Việt Nam thời kỳ phong kiến, phải lam lũ, vất vả một nắng hai sương lo cho gia đình, nhưng lại không được công nhận.
Nếu Bốn câu thơ đầu là ông Tế nói về hoàn cảnh cũng như nỗi vất vả, gan truân của vợ thì đến hai câu tiếp theo như một lời than thân, trách phận vang lên từ bà Tế:
Bằng cách sử dụng hai thành ngữ xưa song song với nhau “Một duyên hai nợ” – “năm nắng mười mưa” vừa đối nhau và còn sử dụng phép số đêm : “một” – “hai”, “năm” – “mười”, Tế Xương nói rất đúng để về bà Tế, cuộc đời bà vừa là duyên, vừa là nợ, duyên một thì nợ hai, hạnh phúc do duyên mang lại ít, cực nhọc do nợ là phần nhiều, số phận là thế thì đành chấp nhận. Dám quản công tức không dám nề hà, không dám kể công dù có vất vả sương gió nhiều, năm nắng mười mưa. Câu thơ khép lại bằng âm thanh nặng nề của từ phận lại càng làm cho câu thơ phù hợp với cảm xúc bị dồn nén vào trong. Chính sự than vãn đó, sự thấu hiểu ấy khiến nhà thơ không thể kìm nén, yên lòng được mà thốt lên câu mỉa mai chính bản thân mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Đây chính một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tế Xương vừa cay đắng vừa chua chát "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc". "Cái thói đời" đó là xã hội dở tây dở ta, nửa phong kiến, nửa thực dân: khi mà đạo lí suy đồi, lòng người đảo điên. Tế Xương tự trách mình là kẻ "ăn ở bạc" vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp ích gì cho vợ con.. Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự thốt lên lời trách mắng mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả bản thân. Câu thơ thể hiện sự thương vợ song cũng tự ý thức về trách nhiệm của chính mình nói riêng và của bậc nam nhi trong xã hội bấy giờ nói chung
KB : Khép lại tp qua 2 câu kết , “Thương vợ” là một thi phẩm mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Với chất thơ bình dị mà trữ tình pha chút trào phúng, Bằng tình cảm chân thành và nghệ thuật sống động, Tế Xương đã không những khắc họa nên một bức chân dung tuyệt đẹp về người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó của mình mà còn thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách của bản thân và hình ảnh bà Tú cần mẫn, đầy lo toan đó đây chính là hình ảnh đại diện đẹp đẽ nhất của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ và cũng như là cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đăng bình luận (0)