NGỮ VĂN 11 - NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI THƠ TỰ TÌNH CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

tháng 2 25, 2023
Last Updated

                    NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG “ TỰ TÌNH”  CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG.

    BÀI LÀM

    Nhà thơ Xuân Diệu đã đặt cho  nữ sĩ Hồ Xuân Hương là “bà chúa thơ Nôm”.  Vậy thì từ đâu mà một nhà thơ hiện đại lại dành tặng danh hiệu cao quý ấy cho một nữ thi sĩ sống trong xã hội PK xưa?  Chắc có lẽ là vì mến mộ tài năng và kính phục trước lối thơ giàu tâm trạng, giàu nõi niềm tâm sự.  Không chỉ như thế mà Hồ Xuân Hương còn là đại diện đỉnh cao của trào lưu nhân đạo thời kì này. Các tác phẩm của bà, đa số đều tập trung tái hiện thân phận cay đắng của người phụ nữ sống trong XHPK cùng thời.  Là người tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc sống lại éo le, trắc trở. Điều này ảnh hưởng không ít đến nội dung tp của bà, một trong số đó là bài thơ Tự tình.

       Mở đầu với hai câu thơ là khung cảnh vô cùng đặc biệt  , từ sự hoang vắng, tĩnh mịch của không gian, nhân vật trữ tình xuất hiện với những tâm sự, suy tư chất chồng về sự nhỏ bé của bản thân và sự lỡ làng của duyên phận:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”

Trơ cái hồng nhan với nước non.”.

“Đêm khuya” là khoảng thời gian mà vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Đó cũng là khoảng thời gian con người gạt bỏ hết những trăn trở, âu lo để trở về với hạnh púc gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Nhưng với những người phụ nữ cô đơn, thì “đêm khuya” chính là lúc họ chất chứa nhiều tâm sự, là khoảng thời gian tâm tư sâu lắng nhất, thấm thía nhất nỗi bất hạnh, cô đơn đến tột cùng. Hồ Xuân Hương cũng vậy, khi màn đêm bao trùm lấy cảnh vật, cũng là lúc bản thân phải tự đối diện với lòng mình. 

“ Bà chúa thơ Nôm “ đã cảm nhận kiếp người thật nhỏ nhoi, phù du. Sự cô đơn đã bám lấy bà ngay cả lúc đêm khuya, giống như là một con mọt đang cắn xé, đục khoét vào tâm hồn khiến bà bứt rứt, không thể ngồi yên, ngay cả khi nghe tiếng trống văng vẳng từ nói nào đó cũng làm bà ngột ngạt, bối rối. Âm thanh tiếng trống trong đêm không làm lòng người thôi đi khắc khoải mà dường như càng làm đậm thêm nỗi buồn, sự lạc lõng giữa cuộc đời trong đêm tối tĩnh mịch.   Là người có “ hồng nhan”  nhưng lại miêu tả “ trơ với nước non”  càng làm cho câu thơ them ấn tượng. Người phụ nữ trơ trọi giữa không gian lạnh lẽo, yên ắng. Từ “trơ” cũng có nghĩa là tủi hổ, bẽ bàng trước số phận lẻ loi, tình duyên không trọn. Người ta thường dùng “ hồng nhan” để biểu đạt cái đẹp, nhưng với Hồ Xuân Hương thì lại mang nghĩa khác. Tại sao bà lại đặt mình vào không gian buồn bã, tàn lụi như vậy? Phải chăng, bà muốn diễn đạt tâm trạng không của riêng mình, mà còn là của những người phụ nữ khác khi sống trong quy luật cổ hủ “ hồng nhan bạc phận”? Hay cái thân phận phải đi làm vợ lẽ, không được tôn trọng về phẩm giá và tâm hồn?

Đến với 2 câu thực, tâm trạng chất chứa những suy tư, bế tắc khôn nguôi nhưng người phụ nữ ấy lại chẳng có lấy một người để giãi bày những tâm sự mà phải tìm đến rượu như một cách để thoắt li với thực tại đau khổ:   

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

   Cái độc đáo ở đây là nghệ thuật mượn cảnh ngụ tình. Chén rượu trên tay làm cho Hồ Xuân Hương lúc say rồi lúc tỉnh. Hương rượu hòa quyện cùng hương tình càng khiến cho tâm trạng nhà thơ them trống vắng và buồn đau. Có lẽ lúc này Xuân Hương đang buồn lắm, một nỗi buồn không thể nào diễn tả bằng lời, đành mượn hình ảnh “vầng trăng” để nói hộ lòng mình. Nhưng đau xót thay, vầng trăng xuất hiện nhưng “ khuyết chưa tròn” . phải chăng ngụ ý cho phân thận, hạnh phúc của chính tác giả. Là người tài sắc nhưng duyên số hẩm hiu, chưa một lần trọn vẹn. Tuổi xuân dần đi qua mà chưa tìm được bến đỗ hạnh phúc thật sự:

Sự bế tắc ấy đã khiến nhân vật trữ tình trào dâng nỗi niềm phẫn uất. sự phẫn uất ấy cuộn chảy mạnh mẽ, thấm cả vào cảnh vật:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Trong hai câu luận, tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng những động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” để thể hiện sự đối chọi của thiên nhiên. Những đám rêu muốn thoát ra khỏi sự bức bối của mặt đất để hướng về bầu trời rộng lớn, những hòn đá muốn đâm toạc chân mây để tìm đến sự tự do.Ta dường nhận cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên, đánh thức ta ra khỏi tâm trạng u uất của nhà thơ trong đêm tối. Nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng vô cùng hiệu quả để hiện sự bất bình, bức bối của tác giả trước tình sự bất công của số phận đồng thời thể hiện khát khao vượt thoát khỏi hoàn cảnh, hướng đến ánh sáng của tự do, hạnh phúc. Phải chăng tác giả đang hướng người đọc tới sự hạnh phúc, niềm tin ở tương lai, dù khó hăn ở phút hiện tại, đối với nhân vật trong Tự tình, với tác giả hay những người phụ nữ trong XHPK. 

Hồ Xuân Hương  là một người phụ nữ cá tính, mạnh mẽ. Trước những sóng gió cuộc đời, bà vẫn luôn tự tin, kiêu hãnh. Tuy nhiên, dù tự tin, kiêu hãnh là thế, những cuối cùng, bà vẫn không thể vượt qua thân phận mình trong vòng vây của xã hội phong kiến. Sau tất cả sự cô đơn, tuyệt vọng, phẫn uất, đọng lại là tâm trạng ngán ngẩm, chán chường:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Tuy vậy thiên nhiên phải thuận theo đất trời, xuân đi rồi lại đến, nhưng với con người thì khác hẳn, với phụ nữ tuổi xuân trôi đi thì chẳng bao giờ quay lại. càng đáng buồn hơn cho số phận, chờ mong hạnh phúc cả tuổi xuân để một lần trọn vẹn nhưng nào như ý nguyện. trước cái lẻ loi, Hồ Xuân Hương đã phải “ ngán” để nói lên nỗi long của người thi sĩ.

Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, chia bớt chỉ còn lại “tí con con” thì thật là đáng thương nên bà đã từng phải thốt lên tiếng chửi oán than số phận chồng chung: 

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

          Nguyễn Du từng nói "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" bởi vậy rượu và trăng càng làm cho người phụ nữ thêm buồn tủi với duyên phận hẩm hiu của mình. Càng buồn tủi càng khao khát có được hạnh phúc trọn vẹn. Dù vậy nổi bật lên trong bài thơ là sức sống mãnh liệt và một tấm lòng yêu cuộc sống thật thiết tha.. Nhà thơ Hồ Xuân Hương với tác phẩm Tự tình đã diễn tả chân thực về số phận và cuộc đời đầy rẫy những bất hạnh, đồng thời là ước mơ , là tiếng lòng của tất cả phụ nữ vn trog xh xưa và đặc biệt hơn là tài năng và trái tim đầy nhân hậu , luôn kiên cường mạnh mẽ của “bà chúa thơ Nôm - HXH . “


Đăng bình luận (0)

Sắp xếp theo

Xem thêm