CẢM NHẬN BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ
BÀI LÀM
“Trước không có ai, sau không có ai, HMT như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình, Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là HMT” . Đúng thật nhà thơ Chế Lan Viên đã bình luận tài thơ của HMT thật chính xác. HMT là nhà thơ có sự sáng tạo mạnh mẽ trong trong phong trào “ Thơ mới”. Thơ của HMT mang nét u hoài đau thương nhưng ta vẫn cảm nhận đâu đó là sự lãng mạn, sự tinh tế , tâm hồn yêu cuộc sống, con người da diết của chàng thi sĩ đa tài mà bạc mệnh. Một trong số đó là tác phẩm “ĐTVD” .
Được trích trong tập “Thơ điên” sau đổi thành “Đau thương” , trong những giây phút xót xa và tuyệt vọng, những giây phút cuối đời mà HMT đã dành chọn tâm huyết để thả hồn vào trong bài thơ. “Đây thôn VĨ Dạ “ , tác phẩm không những là bức tranh thủy mặc về một vùng ngoại ô ở cố đô Huế mà nó còn là nỗi long gửi tới phương trời xa lạ của HMT. Cái tình yêu đơn phương mặn nồng hòa quyện cùng với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi xứ Huế vẫn khiến cho người ta thấy đượm buồn , thương xót.
Mở đầu thi phẩm bắt đầu bằng một câu hỏi mang đầy ý vị của xứ Huế thơ mộng . “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu hỏi vừa như có ý trách móc, của một cô gái xứ Huế dỗi hờn chàng trai sao không chịu tỏ long, lại vừa có ý tiếc nuối, mong đợi mời người về thăm quê hương. Hoặc đó cũng là tiếng long của thi nhân, vừa chất vấn, vừa nhắc nhở bản thân, và cái “không về” ấy là cả một dự cảm đớn đau về số phận ngang trái, bất hạnh trước going bão cuộc đời nên chỉ đành lỡ hẹn với người xưa. Ba câu tiếp theo là hình ảnh thôn Vĩ khái quát hơn, rõ nét hơn “Nhìn nắng hang cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc chen ngag mặt chữ điền”.
Cảnh sắc được chiêm ngưỡng từ xa đến gần . câu thơ với điệp từ “ nắng “ với nhịp 4/3 đã gợi cho người đọc không gian bao trùm bởi ánh sáng ban mai. Những hàng cau cao vút vươn mình đón lấy những tia nắng sớm căng đầy sức sống. một khu vườn hiện lên trước mắt chúng ta, cảm nhận được màu xanh mượt mà, ngời lên dưới ánh nắng của sương mai. Nhà thơ đã dùng hình ảnh so sánh “ xanh như ngọc để diễn tả sức sống tươi mát, phát triển của cây cối Những tán lá cành cây được sương đêm gội rửa thành “ ngọc” . Không phải xanh mượt, cũng không phải xanh mơ màng mà chỉ có xanh như ngọc mới diễn tả hết vẻ đẹp của thiên nhiên đất Huế.
Giữa khung cảnh thiên nhiên êm đềm , bình dị hình ảnh con người cũng đã dần được nhà thơ đưa vào tp với cái thấp thoáng đâu đây “ Lá trúc chen ngang mặt chữ Điền”. hình ảnh trúc đã từ lâu gắn liền quen thuộc khi nhắc tới con người nơi đây, mảnh đất cố đô. Với người thi sĩ họ Hàn, con người như đã hòa , ẩn hiện vào thiên nhiên một nét đẹp tao nhã kin đáo. Hình ảnh “ mặt chữ Điền” chỉ về khuôn mặt phúc hậu , hiền từ và đây cũng là cách mà nhà thơ muốn miêu tả người con gái HUẾ. Như vậy chỉ với khổ thơ đầu qua khug cảnh thiên nhiên thôn Vĩ , mảnh đất nơi này không chỉ hiện lên với vẻ đẹp nhẹ nhạng bình dị mà con người ở đây cũng rực rỡ không thua kém.
Nối bước với cảnh ngày tươi tắn , HMT đưa người đọc vè với cảnh đêm của xứ Huế. Có nước, có mây, có thuyền và hơn hết là có trăng. Hình ảnh không bao giờ thiếu trong thơ của HMT. Sự giao chuyển độc đáo , rõ rệt giữ 2 khổ thơ từ cái yêu đời , yêu thiên nhiên qua sức sống tràn đầy của thiên nhiên , thì giờ đây nhà thơ lại trở về với cảm giác hoang mang, trống trãi với tâm trạng bất an, buồn rủ như cảnh song nước mênh mông nhưng lạnh lẽo.
“ Gios theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến song trăng đó/ Có trở trăng về kịp tối nay?”
Sự chia li giờ đây không chỉ có một mình nhà thơ cảm nhận được mà bây giờ ngay cả những cảnh vật xung quanh cũng dương như hòa cùng tâm trạng của chàng thi nhân.điệp từ gió , mây đã thể hiện điều đó. Gió và mây vốn dĩ đã là hình ảnh gợi buồn vì lênh đênh nổi trên , lang thang thì nay lại càng buồn hơn khi gió theo hướng gió, mây theo hướng mây, tách biệt xa rời. cũng như với người: không là bạn đồng hành, không gặp gỡ, và sự xa cách chia ly của nhà thơ với mối tình đơn phương có thể là vĩnh viễn.
“ dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” khắc họa về cuộc sống , nhịp sống đời thường của người xứ Huế chậm rãi và yên bình tựa như dòng nước buồn thiu chảy chầm chậm từ từ cùng với hoa bắp hiu hắt khẽ “lay”.
Hai câu thơ không chỉ tả cảnh và tình trong cảnh, mà còn muốn tả nhịp điệu của cảnh , trầm tư , lững lờ không nơi nào có được của Huế.
Tất nhiên , viết về Huế không thể không tả trăng, và hơn thế , trăng tronng thơ của HMT luôn độc đáo, huyền ảo. Trăng dưới ngòi bút của thi nhân họ Hàn luôn tạo cho người đọc không khí nửa thực, nửa ảo. Nếu như trăng trong thơ của ông Hoàng thơ tình Xuân Diệu là sự mộng mơ, là cái lạnh lẽo, buốt giá : “ Lạnh thay là lạnh cô Hằng/ Lạnh trong cô lạnh, trong trăng lạnh lùng”. Hay trăng trong thơ của HuY Cận , là nét đẹp của con người lao động hangw say , làm chủ cuộc đời: “ Ta hát bài ca gọi cá vào / gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.” Thi với HMT: “Thuyền ta đậu bến song trăng đó/ có chở trăng về kịp tối nay.” Chỉ co trong mộng thì song mới là song trăng và thuyền mới chở trăng. Tác giả gửi gắm một tình yêu khao khát , nỗi ngóng trong, mong nhớ vào con thuyền trăng và cả dòng song trăng. Trăng là biểu tượng cho cái đẹp của cuộc đợi và thiên nhiên. Trăng cũng tượng trưng cho hạnh phúc thanh bình. Vì vậy, hình ảnh thơ của HMT đã khơi gợi trong tim người đọc một niềm tin, niềm vui, khát vọng hướng tới cái đẹp, cái hoàn mĩ, nhưng lời thơ lại cất lên với câu hỏi vô vọng “ có chở trăng về kịp tối nay.?” Hai cây thơ là tâm trạng khát khao gặp gỡ , đồng thời là nỗi niềm lo âu phấp phỏng về sự muộn màng qua từ “kịp”.
Khổ thứ 3 đã cho ta thấy được nét đẹp huyền ảo và tình đời tình người thiết tha mà xa xăm vô vọng. “ mơ khách đường xa, khách đường xa/ áo em trắng quá nhìn không ra./” . điệp ngữ “khách đường xa vừa thể hiện tâm trạng khoắc khoải nhớ mong tha thiết vừa thể hiện khoảng cách xa vời của môi tình đơn phương vô vọng. không gian mờ ảo lạnh lẽo, mông lung trong kafn sương trắng, huyền ảo mơ hồ. Thoáng lên bao trùm cả ý thức và tiềm thức khiến cho nhà thơ “ nhìn không ra” . vì vậy , tình cảm của người con gái Thôn vĩ hôm nào vẫn còn bền chặt chăng? “ ai biết tình ai có đậm đà?” xét đến cùng chin niềm tha thiết với cuộc đời đã khiến nhà thơ phải bật lên thành câu hỏi day dứt long người.
Bài thơ có sự hòa điệu giữa nhiều bút pháp: tả thực, tượng trưng với thiên nhiên, lãng mạn trữ tình với con người , vẻ đẹp của đất trời xứ Huế.
Đây thôn Vd của HMT không chỉ là bài thơ tình yêu giữa một người con gái xứ Huế , hay dành riêng cho phong cảnh thôn vĩ mà đây còn là lời tâm sự , lời trăng trối thiết tha của thi sĩ HMT về tình yêu day dứt và quá đỗi sâu nặng với cuộc đời trần thế. Bài thơ là dòng hoài niệm , dòng cảm xúc suy tư của nhà thơ về cảnh vật và con người nơi đất cố đô. Qua tp, ta thấy được tình yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống thiết tha và cảm thông về nỗi niềm của một người tài hoa đa tình mà bạc mệnh, 1 con người khao khát với cuộc đời nhưng phải sống trong cô đơn bệnh tật.
Đăng bình luận (0)